Lễ dạm ngõ được giản lược ngày nay có gì khác xưa?
Được tự do tìm hiểu, yêu đương đến khi thực sự cảm thấy có thể gắn bó lâu dài với nhau, các bạn trẻ hiện đại đã chủ động hơn trong hôn nhân nên lễ dạm ngõ cũng vì thế mà chịu nhiều ảnh hưởng và thay đổi lớn.
Ngày nay, một quan điểm mới có phần “vui là chính” đã được các bạn trẻ nghĩ ra là “con đặt đâu cha mẹ ngồi đấy”. Việc tổ chức đám cưới ở nhiều nơi cũng ngày càng gọn nhẹ trên tinh thần thoải mái là chính chứ không còn rườm rà các nghi lễ truyền thống như trước. Lễ dạm ngõ theo đó cũng trở nên đơn giản và nhẹ nhàng hơn.
Đám cưới tối giản đang là xu thế mới
Phần vì ngại các lễ nghi này tốn kém thời gian công sức, phần vì không nắm rõ hết các bước trong lễ cưới hỏi truyền thống nên các cặp đôi đều chọn lược giản các thủ tục cưới. Thông thường, hai gia đình sẽ có lễ dạm ngỏ, để hai nhà hiểu biết nhau và tiến hành xem tuổi, định ra ngày cưới xin cho con cháu. Đám hỏi và rước dâu được tổ chức cùng một ngày, sau đó 1-2 tháng là đám cưới và đãi tiệc mừng. Nếu cặp đôi tổ chức đám cưới ở xa thì đám hỏi, rước dâu và đám cưới thường được tổ chức vào cùng một ngày.
Trình tự lễ dạm hỏi ngày nay
Tuy thủ tục cưới hỏi được rút gọn khá nhiều nhưng hầu như lễ dạm ngõ vẫn được hầu hết các gia đình giữ lại. Điều này không khó hiểu bởi theo lẽ thường, hai nhà luôn cần có buổi gặp gỡ, nói chuyện để hiểu nhau và biết được con cái mình sau này sẽ làm dâu, làm rể nhà nào; người cha người mẹ thứ hai của chúng trông ra sao, tính tình thế nào để yên tâm mà cưới gả con.
Trước khi lễ dạm ngõ diễn ra, nhà trai sẽ thống nhất ngày sang nhà gái với số người tham dự, lễ vật cưới đơn giản như trầu cau, trà rượu và bánh trái. Miếng trầu là thứ không thể thiếu vì được ví như hình ảnh trong truyện cổ tích trầu cau, miếng trầu là đầu câu chuyện, là lễ nghĩa tối thiếu mà người Việt trân trọng và giữ gìn.
Thời điểm gặp mặt đa số được hai nhà chọn vào buổi sáng. Sau khi chào hỏi, giới thiệu thành phần tham dự, nhà trai sẽ phát biểu lý do đến đây, vì sao có buổi gặp mặt này rồi đề cập đến chuyện cho hai trẻ được chính thức đi lại và nhân tiện bàn đến chuyện cưới xin cần chuẩn bị như thế nào. Ở một số gia đình, đôi trai gái còn được hướng dẫn thắp nhang trên bàn thờ gia tiên để trình báo cũng như thể hiện sự hiếu kính với tổ tiên.
Sau phần lễ, hai nhà thường có thời gian trò chuyện thân tình, hỏi thăm lẫn nhau về công việc, gia cảnh, cuộc sống. Xen vào đó có thể là việc gửi gắm con cái cho gia đình thông gia, mong họ có thể yêu thương, thông cảm và chỉ dạy cho con trẻ. Ngoài việc đãi trà bánh trong thời gian nói chuyện, nhà gái thường mời nhà trai ở lại dùng bữa cơm thân mật tại nhà hoặc ở một nhà hàng nào đó.
Tùy theo mỗi gia đình mà buổi lễ dạm ngõ sẽ thoải mái nhẹ nhàng hay dù lược giản vẫn trang nghiêm, cẩn trọng. Đối với cặp đôi có cha mẹ còn trẻ đôi khi lễ chạm ngõ sẽ theo hơi hướng “teen hóa”, sinh động và náo nhiệt. Còn với các bậc phụ huynh lớn tuổi thì bạn nên chọn âm nhạc nhẹ nhàng, trà bánh thanh đạm và buổi nói chuyện cũng bớt ồn ào hơn.
Ngày nay, một quan điểm mới có phần “vui là chính” đã được các bạn trẻ nghĩ ra là “con đặt đâu cha mẹ ngồi đấy”. Việc tổ chức đám cưới ở nhiều nơi cũng ngày càng gọn nhẹ trên tinh thần thoải mái là chính chứ không còn rườm rà các nghi lễ truyền thống như trước. Lễ dạm ngõ theo đó cũng trở nên đơn giản và nhẹ nhàng hơn.
Đám cưới tối giản đang là xu thế mới
Phần vì ngại các lễ nghi này tốn kém thời gian công sức, phần vì không nắm rõ hết các bước trong lễ cưới hỏi truyền thống nên các cặp đôi đều chọn lược giản các thủ tục cưới. Thông thường, hai gia đình sẽ có lễ dạm ngỏ, để hai nhà hiểu biết nhau và tiến hành xem tuổi, định ra ngày cưới xin cho con cháu. Đám hỏi và rước dâu được tổ chức cùng một ngày, sau đó 1-2 tháng là đám cưới và đãi tiệc mừng. Nếu cặp đôi tổ chức đám cưới ở xa thì đám hỏi, rước dâu và đám cưới thường được tổ chức vào cùng một ngày.
Trình tự lễ dạm hỏi ngày nay
Tuy thủ tục cưới hỏi được rút gọn khá nhiều nhưng hầu như lễ dạm ngõ vẫn được hầu hết các gia đình giữ lại. Điều này không khó hiểu bởi theo lẽ thường, hai nhà luôn cần có buổi gặp gỡ, nói chuyện để hiểu nhau và biết được con cái mình sau này sẽ làm dâu, làm rể nhà nào; người cha người mẹ thứ hai của chúng trông ra sao, tính tình thế nào để yên tâm mà cưới gả con.
Trước khi lễ dạm ngõ diễn ra, nhà trai sẽ thống nhất ngày sang nhà gái với số người tham dự, lễ vật cưới đơn giản như trầu cau, trà rượu và bánh trái. Miếng trầu là thứ không thể thiếu vì được ví như hình ảnh trong truyện cổ tích trầu cau, miếng trầu là đầu câu chuyện, là lễ nghĩa tối thiếu mà người Việt trân trọng và giữ gìn.
Thời điểm gặp mặt đa số được hai nhà chọn vào buổi sáng. Sau khi chào hỏi, giới thiệu thành phần tham dự, nhà trai sẽ phát biểu lý do đến đây, vì sao có buổi gặp mặt này rồi đề cập đến chuyện cho hai trẻ được chính thức đi lại và nhân tiện bàn đến chuyện cưới xin cần chuẩn bị như thế nào. Ở một số gia đình, đôi trai gái còn được hướng dẫn thắp nhang trên bàn thờ gia tiên để trình báo cũng như thể hiện sự hiếu kính với tổ tiên.
Sau phần lễ, hai nhà thường có thời gian trò chuyện thân tình, hỏi thăm lẫn nhau về công việc, gia cảnh, cuộc sống. Xen vào đó có thể là việc gửi gắm con cái cho gia đình thông gia, mong họ có thể yêu thương, thông cảm và chỉ dạy cho con trẻ. Ngoài việc đãi trà bánh trong thời gian nói chuyện, nhà gái thường mời nhà trai ở lại dùng bữa cơm thân mật tại nhà hoặc ở một nhà hàng nào đó.
Tùy theo mỗi gia đình mà buổi lễ dạm ngõ sẽ thoải mái nhẹ nhàng hay dù lược giản vẫn trang nghiêm, cẩn trọng. Đối với cặp đôi có cha mẹ còn trẻ đôi khi lễ chạm ngõ sẽ theo hơi hướng “teen hóa”, sinh động và náo nhiệt. Còn với các bậc phụ huynh lớn tuổi thì bạn nên chọn âm nhạc nhẹ nhàng, trà bánh thanh đạm và buổi nói chuyện cũng bớt ồn ào hơn.
Nhận xét
Đăng nhận xét