Khám phá mâm cưới đám hỏi 3 miền Bắc, Trung , Nam
Nhìn chung, theo truyền thống cưới hỏi của người Việt, mâm quả cưới hỏi ở miền nào cũng đều không thể thiếu một số lễ vât thiết yếu như trầu cau, rượu bánh… Bên cạnh đó, mỗi vùng miền lại có những khác biệt đậm nét độc đáo riêng.
Tùy theo phong tục từng nơi, sẽ có những sự khác biệt nhất định giữa mâm quả cưới hỏi ở 3 miền: Bắc, Trung, Nam. Việc chuẩn bị cưới hỏi với lễ vật sao cho đúng và phù hợp với phong tục tập quán của từng vùng miền đòi hỏi gia đình cô dâu chú rể phải có sự tìm hiểu kỹ càng trước khi thực hiện.
Mâm quả cưới hỏi miền Bắc: Trang trọng, cầu kỳ
Một đặc trưng rất khác biệt chỉ có trong phong tục cưới hỏi miền Bắc: “Trong chẵn ngoài lẻ” (trong: số lễ vật mỗi tráp, ngoài: số lượng tráp). Ví dụ: Số tráp: 3, 5, 7, 9 và số lễ vật đựng bên trong: 2 gói chè, 2 chai rượu, 100 cái bánh…
Số lượng mâm quả ngày cưới ít hay nhiều tùy theo điều kiện kinh tế riêng của mỗi gia đình và sự thống nhất giữa hai bên. Tráp được sơn son thếp vàng, được bày biện rất đẹp theo hình tháp, phủ khăn rồng phụng màu đỏ.
Mâm quả cưới hỏi miền Trung: Đơn giản, chân chất
Không cầu kỳ như miền Bắc, mâm quả cưới hỏi miền Trung đơn giản và gần gũi hơn rất nhiều. Đặc biệt số mâm quả và lễ vật đều phải chẵn như 4, 6, 8…
Thông thường mâm quả đám cưới miền Trung phải có 4 lễ vật bắt buộc: Trầu cau, bánh phu thê, chè rượu và nến tơ hồng. Sau đó tùy theo điều kiện kinh tế riêng của mỗi gia đình mà quả cưới có thể bổ sung thêm heo quay, bánh kem, nem chả, tiền sính lễ…
Mâm quả cưới hỏi miền Nam: Nhiều nét riêng độc đáo
Được xem là có nhiều khác biệt nhất so với các vùng miền khác, trong phong tục ăn hỏi miền Nam, ngoài những lễ vật bắt buộc như: trầu cau, chè rượu, bánh phu thê, còn có các lễ vật khác như:
Gà quay, lợn quay, xôi, hoa quả biểu trưng cho sự thịnh vượng
Số tiền nhà gái thách cưới nhà trai (lễ đen) và được chuẩn bị trong một chiếc tráp nhỏ
Lễ vật dành riêng cho cô gái trong lễ ăn hỏi gồm có áo dài và đồ trang sức
Tùy theo phong tục từng nơi, sẽ có những sự khác biệt nhất định giữa mâm quả cưới hỏi ở 3 miền: Bắc, Trung, Nam. Việc chuẩn bị cưới hỏi với lễ vật sao cho đúng và phù hợp với phong tục tập quán của từng vùng miền đòi hỏi gia đình cô dâu chú rể phải có sự tìm hiểu kỹ càng trước khi thực hiện.
Mâm quả cưới hỏi miền Bắc: Trang trọng, cầu kỳ
Một đặc trưng rất khác biệt chỉ có trong phong tục cưới hỏi miền Bắc: “Trong chẵn ngoài lẻ” (trong: số lễ vật mỗi tráp, ngoài: số lượng tráp). Ví dụ: Số tráp: 3, 5, 7, 9 và số lễ vật đựng bên trong: 2 gói chè, 2 chai rượu, 100 cái bánh…
Số lượng mâm quả ngày cưới ít hay nhiều tùy theo điều kiện kinh tế riêng của mỗi gia đình và sự thống nhất giữa hai bên. Tráp được sơn son thếp vàng, được bày biện rất đẹp theo hình tháp, phủ khăn rồng phụng màu đỏ.
Mâm quả cưới hỏi miền Trung: Đơn giản, chân chất
Không cầu kỳ như miền Bắc, mâm quả cưới hỏi miền Trung đơn giản và gần gũi hơn rất nhiều. Đặc biệt số mâm quả và lễ vật đều phải chẵn như 4, 6, 8…
Thông thường mâm quả đám cưới miền Trung phải có 4 lễ vật bắt buộc: Trầu cau, bánh phu thê, chè rượu và nến tơ hồng. Sau đó tùy theo điều kiện kinh tế riêng của mỗi gia đình mà quả cưới có thể bổ sung thêm heo quay, bánh kem, nem chả, tiền sính lễ…
Mâm quả cưới hỏi miền Nam: Nhiều nét riêng độc đáo
Được xem là có nhiều khác biệt nhất so với các vùng miền khác, trong phong tục ăn hỏi miền Nam, ngoài những lễ vật bắt buộc như: trầu cau, chè rượu, bánh phu thê, còn có các lễ vật khác như:
Gà quay, lợn quay, xôi, hoa quả biểu trưng cho sự thịnh vượng
Số tiền nhà gái thách cưới nhà trai (lễ đen) và được chuẩn bị trong một chiếc tráp nhỏ
Lễ vật dành riêng cho cô gái trong lễ ăn hỏi gồm có áo dài và đồ trang sức
Nhận xét
Đăng nhận xét